Xóm nghèo
Cái dãy nhà trọ này mới xây, và vợ chồng tôi là những người đầu tiên đến ở. Ít người thích thuê ở đây, bởi chỗ này hoang vắng, khuất sau vườn cây, và cạnh ngay bãi rác.
Vợ tôi có tật sợ ma, nên nhìn xóm trọ với cái khung cảnh hiu quạnh, ảm đạm như thế, bà ấy có vẻ hơi nản. Nhưng được cái giá thuê ở đây cực rẻ, hơn nữa, tôi thì làm xe ôm, vợ tôi bán nước, đều ở ngoài đường cả ngày, cái phòng cũng chỉ là chỗ để đêm mò về ngủ, quan trọng gì đâu.
Vợ tôi có tật sợ ma, nên nhìn xóm trọ với cái khung cảnh hiu quạnh, ảm đạm như thế, bà ấy có vẻ hơi nản. Nhưng được cái giá thuê ở đây cực rẻ, hơn nữa, tôi thì làm xe ôm, vợ tôi bán nước, đều ở ngoài đường cả ngày, cái phòng cũng chỉ là chỗ để đêm mò về ngủ, quan trọng gì đâu.
Để rồi một hôm, vào khoảng quá nửa đêm, tôi đang ngủ ngon thì thấy vợ lay lay, giọng thì thào:
- Ông ơi! Phòng bên cạnh có gì lạ lắm!
- Bà chỉ vớ vẩn! Phòng đó bỏ không, đã có ai ở đâu!
- Thì thế mới lạ! Tôi vừa nghe thấy tiếng nỉ non, rỉ rê, hệt như ai đang khóc lóc, than oán ấy! Chẳng lẽ…
- Bà định nói là ma quỷ hả? Từng này tuổi đầu mà bà vẫn tin mấy thứ hoang đường đó sao? Ngủ đi!
Tưởng nói vậy thì vợ sẽ ngủ yên, ai ngờ, lại thấy bà ấy lay lay.
- Đấy, ông nghe chưa? Có đúng là tiếng người đang nỉ non không?
Tôi lồm cồm bò khỏi giường, tiến sát lại gần bức tường, áp tai nghe ngóng. Đúng thật! Có tiếng đàn bà rên rỉ, nỉ non đầy ấm ức, tấm tức, rồi cả tiếng “phành phạch, phành phạch”, tiếng giường kêu “ken két ken két” vang lên rõ mồn một, rờn rợn trong đêm thanh vắng; rồi tôi lại nghe thấy tiếng nước chảy róc rách, róc rách như tiếng suối, khi tỏ khi mờ, như vang tới từ một thế giới nào đó rất xa xôi. Vốn bản tính lì lợm, và chưa bao giờ tin vào chuyện ma quỷ, tôi nhẹ nhàng mở khóa, đẩy nhẹ cánh cửa và lách ra ngoài.
Gió khuya mang theo sương đêm thốc vào mặt tôi lạnh buốt. Mặc kệ! Tôi vẫn men theo bức tường, êm như một con mèo, tiến sát lại gần chỗ cửa sổ, nghía mắt vào. Dưới thứ ánh sáng mờ mờ phát ra từ cái bóng đèn ngủ bé tẹo, đỏ quạch, tôi nhìn thấy hai con ma: một ma nữ, đang mặc quần áo, một ma nam, đang đếm đếm tiền trong ví:
- Vẫn 3 lít hả?
- 3 lít là tàu nhanh, là tại vườn thôi anh. Còn đây là về phòng rồi, anh cho em xin 4 lít!
- Đây mà gọi là phòng à? Đây là cái chuồng lợn thì có!
- Vâng! Đây là chuồng lợn, em là con lợn, còn anh vừa làm tình với lợn đấy!
Gã đàn ông không nói gì, rút thêm một tờ nữa quăng xuống giường rồi hằm hằm đẩy cửa bước ra. Tôi lập tức ngồi thụp xuống, nép sát vào chân tường. Có lẽ vì trời tối, và vì đang bực bội, nên gã ấy không nhìn thấy tôi. Vậy là, cái phòng này đã có người thuê, và đó là một cô cave.
Thế rồi vài ngày sau, cô cave ấy rủ thêm mấy cô cave nữa về xóm ở cùng, rồi lại thêm mấy cô nữa. Giờ thì cả dãy không còn phòng nào trống, và cũng chẳng biết từ khi nào, nó đã trở thành xóm cave.
Thực lòng thì tôi chẳng quan tâm, bởi “nước giếng không phạm nước sông, nước sông không tấn công nước giếng”, người ta làm gì cũng chả liên quan đến mình, có chăng là thỉnh thoảng nửa đêm khó ngủ chút thôi. Tôi vẫn chạy xe ôm, và vợ tôi vẫn bán nước. Tối về, có chạm mặt thì chào hỏi nhau một hai câu xã giao, chẳng suồng sã, không thân mật, và cũng chả khinh thường.
Nhưng buổi tối hôm ấy, một cô cave chạy từ ngoài ngõ vào xóm, hớt hải, hoảng hốt:
- Trốn mau, trốn mau! Dân phòng đang quây bắt ngoài vườn ươm rồi, có thể sẽ lùng vào tận đây đấy!
Vậy là luỵch uỵch, rầm rập, mấy cái phòng cave đó nhốn nháo như đàn gà quây trong vườn bị một chú chó béc-giê nhảy vào vờn đuổi. Có cô nhanh tay vơ được bộ quần áo nhét vào túi; có cô chẳng kịp mang gì, cứ vậy chạy đi; có cô đang đi vệ sinh, chưa kịp lau chùi, nghe vậy cũng lao vụt ra, vừa chạy vừa kéo quần. Và rồi sau những rầm rập, uỳnh uỵch, nhốn nháo ấy, xóm trọ, rất nhanh, lại chìm trong yên ắng.
Sáng hôm sau, tôi chuẩn bị đi làm thì thấy một cô cave đứng cửa thập thò.
- Có việc gì vậy cô?
- Bác ơi! Bác giúp con được không? Tối qua, 5 đứa bạn con bị bắt giam trên phường rồi. Giờ phải có người nhà lên nộp phạt bảo lãnh thì mới được về.
- Vậy, ý cô là?
- Vâng, bác cầm tiền này lên phường, nói rằng bác là bố của các bạn ấy rồi nộp phạt giúp cháu. Còn đây là tiền công của bác. 5 người, mỗi người 200k, là một triệu.
Tôi nhận lời giúp, bởi dù gì cũng là hàng xóm, mình bỏ mặc họ thì lại có cảm giác rằng mình nhẫn tâm, tệ bạc. Hơn nữa, 1 triệu bằng cả chục ngày chạy xe ôm của tôi chứ ít gì.
Tôi tưởng các anh trên phường sẽ khó khăn và khắt khe cơ, nhưng không, các anh ấy rất dễ chịu, cởi mở. Bởi vẫn chưa có chế tài cụ thể để xử lý với những cô cave kiểu này, thành ra, bắt thì bắt, nhưng chỉ cần người ta nộp phạt theo quy định là các anh ấy lại phải thả ra thôi. Vừa ghi biên lai phạt, anh cán bộ vừa hỏi tôi bằng giọng tò mò:
- Bác là bố của 5 cô ấy à?
- Dạ vâng!
- Có vẻ như bác rất động viên và hướng các con theo nghề này?
- Dạ! Đã là nghề thì phải có năng khiếu và đam mê mới thành công được cán bộ ạ! Các con tôi có khiếu làm cave, nếu để chúng làm việc khác thì phí quá!
Sau đợt ấy, cứ một hai tháng phường lại mở một đợt truy quét, và kiểu gì cũng vài cô bị hốt và bị giam trên đó. Và đương nhiên, ông bố trách nhiệm là tôi đây lại phải lên bảo lãnh và nộp phạt cho các con về. Tiền công vẫn thế: 200k một con.
Ấy thế nhưng không hiểu đợt này phường bận gì mà phải đến ba bốn tháng nay không thấy có đợt truy quét nào. Đã vậy gần đây vợ tôi lại ốm đau liên miên, không đi bán nước được đã đành, lại còn phải lo thêm thuốc men, thành ra vợ chồng tôi đang bí lắm. Chiều tối qua, tôi đi làm về, thấy vợ nằm giường, xoa lưng nhăn nhó:
- Tôi đau quá ông ơi, không ngồi dậy nổi! Ông xem thế nào rồi đưa tôi đi khám đi!
- Từ từ! Để tôi tính!
- Lần nào ông cũng bảo từ từ, để ông tính. Ông tính đến bao giờ? Đợi tôi chết rồi ông mới đưa đi hả?
- Yên tâm! Tháng tới là tháng trọng điểm về phòng chống tệ nạn xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều đợt truy quét. Lúc đó, tha hồ mà đi khám!
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
facebook.com/truyencuoibua